Nắm bắt cách tự xoa bóp bấm huyệt hiệu quả chỉ với 5 phút

Giải pháp tuyệt vời với tự xoa bóp bấm huyệt
Giải pháp tuyệt vời với tự xoa bóp bấm huyệt

Lợi ích của việc tự xoa bóp bấm huyệt có thể giúp ích cho hầu hết mọi người, bao gồm vận động viên, người lớn tuổi, những người đang hồi phục sau chấn thương hoặc bất kỳ ai muốn cải thiện tình trạng sức khỏe. Và bước đầu tiên là tiếp cận với các kỹ thuật và thông tin phù hợp mà bạn cần để thực hiện tự xoa bóp một cách an toàn và hiệu quả. Hãy xem hướng dẫn của Hoa Kiều bên dưới để biết mọi thứ bạn cần biết về tự xoa bóp bấm huyệt.

Lợi ích của việc tự xoa bóp bấm huyệt

Tự xoa bóp bấm huyệt mang tới tác dụng bất ngờ
Tự xoa bóp bấm huyệt mang tới tác dụng bất ngờ

Tự xoa bóp bấm huyệt không chỉ đơn thuần là thư giãn sau một buổi tập luyện vất vả hoặc một ngày dài làm việc tại văn phòng. Trên thực tế, nó mang lại rất nhiều lợi ích, một số trong số đó có thể khiến bạn ngạc nhiên:

  • Loại bỏ căng thẳng và đau cơ
  • Tăng tính linh hoạt
  • Giảm đau
  • Giảm lo âu
  • Cải thiện lưu thông
  • Loại bỏ các cơn đau nhức
  • Tăng phạm vi chuyển động
  • Tăng tốc phục hồi chấn thương
  • Cải thiện tư thế
  • Phòng chống thương tích

Nhờ các tác dụng sinh học trên, việc tự xoa bóp bấm huyệt có thể giúp bạn trị hàng loạt bệnh lý nan giải như: Đau nửa đầu, viêm xoang, đau vai gáy, rối loạn giấc ngủ và cải thiện chức năng tiêu hóa.

Trường hợp nào thì có thể tự xoa bóp bấm huyệt?

Tự xoa bóp bấm huyệt là một phương pháp chăm sóc sức khỏe hiệu quả mà lại đơn giản nếu bạn đọc hiểu đúng quy trình và cách thức thực hiện. Nếu tiến hành tại nhà đúng cách, bạn sẽ không phải tốn nhiều chi phí và thời gian mà có thể tự mình trị liệu mỗi ngày.

Các chuyên gia nhận định, thực hiện tự xoa bóp bấm huyệt một cách bài bản, đúng kỹ thuật sẽ mang lại hiệu quả cao, giúp tăng cường khả năng lưu thông khí huyết, cải thiện những rối loạn bệnh lý trong cơ thể.

Tự xoa bóp bấm huyệt tùy vào từng trường hợp
Tự xoa bóp bấm huyệt tùy vào từng trường hợp

1. Một số trường hợp mà bạn đọc nên tự xoa bóp bấm huyệt

  • Tuần hoàn máu kém.
  • Thường xuyên bị stress, căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ,…
  • Hay bị đau đầu, chóng mặt, choáng váng, buồn nôn,…
  • Đau nhức mỏi toàn thân, đau lưng, mỏi vai gáy hoặc tê bì chân tay.

2. Các trường hợp không nên thực hiện tự xoa bóp bấm huyệt

  • Người bị bệnh ung thư, viêm vòi trứng, viêm ruột thừa.
  • Đang bị chấn thương (kể cả vết thương kín hay hở).
  • Bị tụ máu, viêm da, lở loét,…

Để có kết quả tốt nhất khi thực hiện tự xoa bóp bấm huyệt tại nhà, tốt nhất, bạn nên tham gia một khóa học kỹ thuật viên xoa bóp bấm huyệt để hiểu rõ các vùng huyệt vị cũng như kỹ thuật tiến hành phù hợp với từng vùng cơ thể. Hoặc tự mình trải nghiệm các giao lưu, học hỏi và trải nghiệm các dịch vụ massage bấm huyệt uy tín để có thể hiểu rõ hơn.

Một số huyệt đạo thích hợp tự xoa bóp bấm huyệt tại nhà

Bên cạnh các huyệt đạo khó mà chỉ có các chuyên gia trị liệu với kỹ năng cao mới có thể điều trị được thì cũng có các huyệt đạo mà bạn chỉ cần hiểu khái niệm, kỹ thuật thực hiện là có thể tự điều trị tại nhà như: Huyệt Ấn Đường, huyệt Hợp Cốc…

Lưu ý: Chia sẻ sau đây chứa một số từ ngữ mô tả kỹ thuật mà bạn có thể sẽ không hiểu và thắc mắc như: Day,… Xem bài viết  “Giải đáp 6 kỹ thuật xoa bóp thường dùng trong y học cổ truyền” để hiểu rõ hơn về các từ này.

1. Huyệt Ấn Đường

Huyệt Ấn Đường là một trong 3 huyệt cần thiết nhất của cơ thể.

Vị trí huyệt Ấn Đường
Vị trí huyệt Ấn Đường
  • Vị trí: Huyệt Ấn Đường nằm ở giữa hai chân mày, là vị trí giao nhau giữa sống mũi và trán của bạn.
  • Kỹ thuật tự xoa bóp bấm huyệt: Để tác động vào huyệt Ấn Đường, bạn cần xác định chính xác huyệt vị, sau đó áp dụng cách massage, day bấm mỗi ngày hoặc khi xuất hiện cơn đau nhức theo hướng dẫn sau:
    • Dùng ngón tay cái day ấn hoặc gõ Ấn Đường huyệt trong 1-3 phút;
    • Dùng 2 ngón tay cái ấn huyệt và vuốt từ từ sang hai bên thái dương trong khoảng 30 lần;
    • Dùng ngón trỏ và ngón cái tay phải bấu lên vùng da ở vị trí huyệt Ấn Đường, nhéo mạnh lên khoảng 50 cái, mỗi ngày 2 lần;
    • Hoặc đưa bàn tay ra trước mũi, nghiêng đầu ra phía trước và dùng ngón tay giữa day ấn huyệt Ấn Đường, giữ nguyên tư thế trong 5 phút.
  • Tác dụng:
    • Huyệt Ấn Đường có tác dụng chữa những cơn đau đầu vùng trước trán và an định tâm thần hiệu quả. Việc thường xuyên massage, day bấm huyệt với lực đạo vừa phải có thể giúp giải tỏa căng thẳng, làm dịu tâm trí, điều trị chứng mất ngủ và mệt mỏi kéo dài.
    • Ngoài ra tác động lên huyệt còn giúp làm sáng mắt và thông mũi, trị các chứng về xoang như nghẹt mũi, viêm xoang cho bạn.

2. Huyệt Hợp Cốc

Vị trí huyệt Hợp Cốc
Vị trí huyệt Hợp Cốc
  • Vị trí: Huyệt Hợp Cốc nằm trên nền thịt, giữa ngón cái và ngón trỏ, hơi lệch về phía với ngón trỏ, trên đường giữa đi qua xương bàn ngón hai. Bên ngoài da, hợp cốc nằm gần cuối của rãnh xuất hiện khi ngón tay cái khép lại với ngón trỏ.
  • Kỹ thuật tự xoa bóp bấm huyệt: Để thực hành bấm huyệt Hợp Cốc, cần tuân thủ theo các bước như sau:
    • Đặt ngón tay cái của bàn tay kia lên vị trí huyệt Hợp Cốc và ngón trỏ trên lòng bàn tay cũng tại vị trí tương ứng;
    • Dùng ngón tay cái chuyển động tròn nhỏ cho đến khi cảm nhận được điểm đó. Bàn tay giữ huyệt hợp cốc nên được thả lỏng, tránh khiến cho huyệt hợp cốc bị đau. Duy trì áp lực này trong 10 đến 15 giây;
    • Điều chỉnh áp lực bấm huyệt hợp cốc theo màu sắc và hơi nhả ra trong trường hợp quá đau.
  • Tác dụng:
    • Kích thích chức năng khuếch tán của phổi.
    • Giải phóng gió bên ngoài và giải phóng bề mặt.
    • Giảm đau, ổn định tinh thần.
    • Tạo điều kiện thuận lợi cho việc sinh con.

3. Huyệt Thiên Trụ

Vị trí huyệt Thiên Trụ
Vị trí huyệt Thiên Trụ

Thiên Trụ được biết đến là một huyệt vị mạnh bởi đây là nơi phát ra mạch khí. Nhờ vậy, huyệt vị này được áp dụng rất nhiều trong các lĩnh vực điều trị và chăm sóc sức khỏe.

  • Vị trí: Huyệt Thiên Trụ được định vị ở phía sau gáy, nằm giữa tai và đầu cột sống. Cấu trúc giải phẫu ngay dưới da là bờ ngoài cơ thang, cơ bán gai của đầu, cơ thẳng sau nhỏ và to và cơ chéo dưới của đầu.
  • Kỹ thuật tự xoa bóp bấm huyệt: 
    • Xác định chính xác vị trí của huyệt Thiên Trụ;
    • Thực hiện day và bấm huyệt với một lực vừa phải trong vòng 1 – 2 phút giúp kích thích các dây thần kinh cũng như lưu thông khí huyết. Có thể sử dụng đồng thời với các loại dầu chuyên dụng để tăng hiệu quả sử dụng.
  • Tác dụng:
    • Khi tác động vào huyệt Thiên Trụ sẽ giúp kích thích các dây thần kinh và tăng cường quá trình lưu thông khí huyết. Nhờ vậy, tình trạng đau đầu, đau gáy, nghẹo cổ được cải thiện sâu từ bên trong, thuyên giảm rõ rệt tình trạng đau nhức đó.
    • Ngoài ra, huyệt vị này còn hiệu quả trong điều trị viêm amidan và suy nhược thần kinh.

4. Huyệt phong trì

Vị trí huyệt Phong Trì
Vị trí huyệt Phong Trì
  • Vị trí: Huyệt Phong Trì có vị trí là 2 huyệt nằm đối xứng nhau phía sau gáy. Để xác định chính xác huyệt này, bạn đặt tay ôm lấy đầu, ôm quanh vòm tai, hai ngón trỏ sẽ đặt ở huyệt Phong Trì, đây cũng chính là phần lõm chân tóc sau gáy.
  • Kỹ thuật tự xoa bóp bấm huyệt:
    • Lựa chọn tư thế thoải mái nhất, sau đó thả lỏng cơ thể và tập trung tinh thần. Nên ngồi ở ghế có tựa lưng;
    • Thực hiện bấm huyệt sau khi đã xác định được vị trí. Động tác thực hiện không nên quá nhanh và cũng không quá chậm mà cần dùng đều sức. Day đều huyệt theo chiều kim đồng hồ trong thời gian từ 2 – 3 phút để tạo cảm giác căng tức tại chỗ. Cảm giác căng tức có thể lan ngược lên nửa sau đầu hoặc lan sang vùng cổ. Nếu dùng sức quá mạnh có thể dẫn đến các cơn đau huyệt phong trì, thậm chí là gây hôn mê.
  • Tác dụng: Huyệt Phong Trì công dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như sau:
    • Người bị bệnh thiếu máu não.
    • Người bị bệnh đau nửa đầu kinh niên, lâu năm do nhiều nguyên nhân khác nhau.
    • Người bị viêm kết mạc.
    • Người bị suy giảm thị lực, ù tai do các nguyên nhân bệnh lý liên quan đến thần kinh.
    • Người bị đau dây thần kinh chẩm (đau nửa đầu vai gáy), đau lưng cấp tính và mãn tính…
    • Trong một số trường hợp, huyệt phong trì còn hỗ trợ điều trị các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp trên cấp tính, cảm lạnh, sốt…

5. Huyệt tam âm giao

Vị trí huyệt Tam Âm Giao
Vị trí huyệt Tam Âm Giao
  • Vị trí: Huyệt Tam Âm Giao: ở trên mắt cá chân trong 3 thốn, ngay sau bờ trong xương chày
  • Kỹ thuật tự xoa bóp bấm huyệt:
    • Bạn ngồi trên nệm hoặc ván, hai tay gấp lại vừa tầm để 2 bàn tay nắm lấy cổ chân một cách thoải mái. Mỗi bàn tay tác động bấm vào huyệt Tam Âm Giao cùng bên;
    • Sử dụng lực đạo vừa phải day thành vòng tròn trên huyệt trong khoảng 7-10 phút. Nếu nửa chừng thấy mỏi tay có thể tạm ngừng day để nghỉ, nhưng tay vẫn đặt trên huyệt, sau đó day tiếp cho đến khi đủ thời gian đã định. Thao tác này có thể thực hiện mỗi ngày 1 lần.
  • Tác dụng:
    • Tăng cường tiêu hóa và giải độc.
    • Điều hòa thần kinh
    • Trị mất ngủ, rối loạn mất ngủ…

Lời kết

Với các  kỹ thuật và thông tin phù hợp, thật dễ dàng để bắt đầu tự xoa bóp bấm huyệt tại nhà. Tuy nhiên, nếu bạn đang phải đối mặt với cơn đau mãn tính, dai dẳng hoặc ngày càng trầm trọng hơn, Hoa Kiều khuyên bạn không nên tự xoa bóp bấm huyệt mà hãy làm việc với bác sĩ hoặc nhà vật lý trị liệu để xác định phương pháp điều trị và kỹ thuật xoa bóp phù hợp cho bạn.

Các từ khóa liên quan: Hướng dẫn cách xoa bóp bấm huyệt, phương pháp xoa bóp bấm huyệt, tự học xoa bóp bấm huyệt, quy trình xoa bóp bấm huyệt bằng tay.